Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn

THUẬT NGỮ KỸ THUẬT MÁY BỘ ĐÀM

 Tính năng Annunciation cho phép tự động "đọc" số kênh 
 Thông báo kênh bằng giọng nói - Channel Annunciation 

Tính năng Annunciation cho phép tự động "đọc" số kênh hiện tại khi ta lựa chọn. Điều này giúp người dùng có thể thay đổi kênh tần số mà không phải quan sát bằng mắt, rất tốt khi đặt máy trong túi, khi mang trên người hoặc trong một môi trường thiếu ánh sáng dễ dàng nhận biết vị trí kênh tần số khi ta thay đổi thông qua âm thanh.

Báo động khẩn cấp - Emergency Alarms

Tính năng này giúp người sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm, cần sự giúp đỡ của mọi người chỉ cần ấn nhẹ 1 phím trên máy lập tức tính hiệu khẩn cấp sẽ được kích hoạt, tùy theo thiết kế của mỗi máy mà tín hiệu sẽ báo động ngay tại chỗ hoặc vừa báo động tại chỗ vừa chuyển tín hiệu báo động đến các máy khác hoặc trung tâm, hay chỉ báo động riêng về trung tâm. Thường được sử dụng đối với các mục tiêu bảo vệ đơn lẻ, nơi vắng người.

Tính năng quét kênh - Multiple Scanning

Tính năng Scan cho phép giám sát tất cả các kênh trong danh sách quét, khi phát hiện bất kỳ kênh nào trong danh sách đang đàm thoại lập tức máy sẽ tự động chuyển sang kênh đó

Tính năng Man Down 

Các máy bộ đàm khi cài chế độ khẩn cấp nếu người dùng không trả lời các cuộc gọi cảnh báo (Lone Work) hoặc đặt máy không thẳng đứng quá thời gian định sẵn, lập tức máy sẽ tự động kích phát và gửi tín hiệu báo động cho người dùng khác biết hoặc gửi về trung tâm. Phù hợp cho những cá nhân làm việc ở vị trí xa và đơn lẻ. 

Tính năng đàm thoại thì thầm - Whisper 

Tính năng Whisper cho phép người sử dụng nói chuyện nhẹ nhàng vào bộ đàm mà vẫn có thể nghe rõ ràng bởi người dùng vô tuyến khác. 

Tính năng hủy máy từ xa - Remote Kill / stun 

Nếu radio bạn bị thất lạc, người quản lý có thể gửi tín hiệu để khóa chết máy bị thất lạc, người nhặt được máy hoàn toàn không thể sử dụng được máy (kể cả không thể lập trình được) và máy chỉ hoạt động lại được khi nhận được tín hiệu phục hồi từ người quản lý. Tránh trường hợp dữ liệu máy bị sao chép khi bị thất lạc, hay đánh cắp 

Tính năng mã hóa âm thanh - Voice Scrambler 

Tín hiệu âm thanh được mã hóa bảo mật cơ bản chống nghe trộm các cuộc đàm thoại, khi có bất kỳ máy khác nhóm có cùng tần số và mã code vẫn không thể nghe được nội dung cuộc đàm thoại,  

Tính năng truyền tín hiệu bằng giọng nói - Voice Operated truyền (VOX)

Tính năng VOX cho phép người sử dụng không phải dùng tay bấm phím PTT khi đàm thoại, tín hiệu được kích phát thông qua tín hiệu âm thanh từ giọng nói, tính năng này phải sử dụng kết hợp với tai nghe phù hợp có tính năng VOX. 

Khóa kênh bận  (BCLO) 

BCLO được sử dụng để ngăn chặn sự can thiệp khi đang có kênh đàm thoại. Nếu BCLO là ON các máy bộ đàm khác không thể truyền tải trên kênh đang bận. 

Giới hạn thời gian phát - Time-out Timer (TOT) 

Tính năng này hạn chế người sử dụng máy chiếm kênh quá lâu, Việc truyền dữ liệu vượt quá giới hạn thời gian định trước, máy sẽ dừng lại sau khi chuông cảnh báo. TOT còn giúp ngăn chặn bất kỳ thiệt hại tiềm năng gây ra do truyền tín hiệu liên tục.

Lập trình dữ liệu bằng máy tính - PC Programmable 

Với cáp lập trình, các tham số có thể được cấu hình thông qua phần mềm PC.

Copy dữ liệu không dây - Wired Clone 

Để nhanh chóng thiết lập các tần số trên máy bộ đàm, bạn có thể sao chép dữ liệu từ một máy bộ đàm này sang máy bộ đàm khác thông qua cáp kết nối giữa hai máy, giúp tiết kiệm thời gian thiết lập thông số.

Tín hiệu báo pin yếu - Low Battery Alert 

Khi pin thấp, chỉ báo tình trạng làm việc nhấp nháy đỏ, nhắc nhở bạn để nạp tiền hoặc thay pin.

Password Protection 
Cho phép bạn nhập mật khẩu trước khi thay đổi thông tin máy, bảo vệ máy không bị thay đổi dữ liệu một cách không mong muốn

TIÊU CHUẨN CHỐNG CHÁY NỔ DÙNG TRONG BỘ ĐÀM

1. Máy bộ đàm

Chống cháy nổ là gì?
Là loại bộ đàm được Tổ chức Factory Mutual Research Corporation - FMRC ( tạm dịch : Hiệp hội nghiên cứu chống cháy nổ trong nhà máy ) thông qua và có khả năng làm việc trong môi trường nguy hiểm. Máy bộ đàm được đảm bảo an toàn khi sử dụng ở loại I, II và III vùng 1, các nhóm C, D, E, F và G cũng được chấp thuận cho sử dụng trong môi trường dễ đánh lửa thuộc loại I, vùng 2, các nhóm A,B,C,D.

2. Tại sao máy bộ đàm sử dụng trong môi trường nguy hiểm phải được FM công nhận?   

  • Mức an toàn trong cháy nổ được phân hạng bởi tổ chức FMRC chứng nhận các thiết bị điện không đủ khả năng phát ra điện năng hay nhiệt năng trong điều kiện vận hành bình thường hay không bình thường gây ra việc phát tia lửa điện trong những môi trường đặc biệt gây nguy hiểm chỉ định trên tem (nhãn) của máy bộ đàm.

3. Cho đến nay có bao nhiêu tiêu chuẩn về An toàn trong cháy nổ ?

 Có 08 tiêu chuẩn đó là :

 1. CENELEC : Châu Âu

 2. CSA       : Canada

 3. FMRC     : Mỹ

 4. MSHA     : Mỹ

 5. NEMKO   : Na Uy

 6. PTB       : Đức

 7. SAA       : úc

 8. UL         : Mỹ 

4. Làm cách nào để khách hàng có thể nhận biết được máy bộ đàm Motorola đã được FMRC chấp thuận?

  • Máy Motorola đã được FM chấp thuận luôn có tem màu xanh dưới thân máy ghi rõ máy sử dụng an toàn ở vùng nào, loại nào và nhóm nào. Trên Pin được ván tem xanh với mã số HNN 9010A

5. Bảng phân loại vùng nguy hiểm của FMRC như thế nào?
                     

  1. Vùng

     

    Lọai I      Hơi và khí đốt

     

     Lọai II    Bụi bặm

     

    Lọai III

    Các loại sợi và phụ gia

     

    Nhóm

     

    Nhóm

     

    A

     

    B

     

    C

     

    D

     

    E

     

    F

     

    G

     

    Vùng 1: An toàn trong kích nổ

     

     

    X

    X

    X

    X

    X

    X

    Vùng 2: Không phát tia lửa điện

    X

    X

    X

    X

     

     

     

     

Nhóm sắp xếp theo môi trường thử nghiệm tiêu biểu: 

- Nhóm A : Khí axêtylen 
- Nhóm B : Khí Hydro. 
- Nhóm C : Khí Etylen. 
- Nhóm D : Khí Metan / Propan 
- Nhóm E : Bụi kim loại dễ bắt lửa 
- Nhóm F : Bụi than đen / than đá / than cốc. 
- Nhóm G : Bụi ngũ cốc.   

TIÊU CHUẨN CHỐNG NƯỚC CHO BỘ ĐÀM

Tiêu chuẩn chống nước được  định nghĩa là IP trong thông số kỹ thuật của máy bộ đàm

IP là tên viết tắt cho Ingress Protection (có nghĩa là chống lại các tác động, xâm nhập từ bên ngoài). Các chuẩn này thường được đặt tên dạng IPxx, trong đó x là các chữ số (như 0 1 2 3 4 5 6 …). Mỗi chữ số tương ứng với một chuẩn đánh giá do tổ chức quốc tế đặt và kiểm định.

Ví dụ tiêu chuẩn IP66

- Chữ số 6 đầu tiên trong dãy ký hiệu của chuẩn IP66 là sự đánh giá khả năng chống lại sự xâm nhập của bụi (số 6 tượng trưng cho khả năng chống lại bụi bẩn)

- Chữ số 6 thứ hai đánh giá khả năng chống lại nước (số 6 có nghĩa là chống lại được nước phun trực tiếp vào thiết bị)

* Chữ số đầu tiên đánh giá khả chống lại các đối tượng rắn

0 - Không có sự bảo vệ đặc biệt nào

1 - Ngăn lại các đối tượng rắn có kích thước lớn hơn 50mm không xâm nhập được vào thiết bị

2 - Ngăn lại các đối tượng rắn có kích thước lớn hơn 12mm không xâm nhập được vào thiết bị

3 - Ngăn lại các đối tượng rắn có kích thước lớn hơn 2,5mm không xâm nhập được vào thiết bị

4 - Ngăn lại các đối tượng rắn có kích thước lớn hơn 1,0mm không xâm nhập được vào thiết bị

5 - Bụi được bảo vệ không hoàn toàn nhưng vẫn đảm bảo sự hoạt động của thiết bị

6 - Thiết bị được đảm bảo chống bụi hoàn toàn, đảm bảo hoạt động tốt trong môi trường nhiều bụi

* Chữ số thứ hai đánh giá khả năng chống lại nước

0 - Không có sự bảo vệ đặc biệt nào

1 - Chống lại nước chảy vào thiết bị dạng giọt theo phương thẳng đứng

2 - Chống lại nước bắn vào thiết bị dạng giọt tới thiết bị với tất cả các góc nghiêng dưới 15 độ

3 - Chống lại nước phun vào thiết bị với góc nghiêng dưới 60 độ

4 - Chống lại nước tóe từ mọi phía tới thiết bị

5 - Có khả năng chống lại nước được phun từ mọi hướng tới thiết bị

6 - Thiết bị vẫn được bảo vệ khi bị nhúng nước hoàn toàn